LỜI NÓI ĐẦU GIÁO TRÌNH TƯỢNG ĐOÁN LỤC HÀO SƠ CẤP
Những lúc rãnh rỗi, tôi thường lên mạng giao lưu học tập và nghiên cứu ứng dụng dự đoán lục hào với các Dịch hữu trong và ngoài nước.
Trong quá trình giao lưu, tôi đã phát hiện rất nhiều Dịch hữu vẫn chưa nắm được những kiến thức căn bản về dự đoán lục hào, thậm chí một số lý luận sinh khắc tối thiểu vẫn chưa hiểu rõ, chẳng hạn như hào ám động cũng nói rằng có hào biến, hào của hào động hóa ra lại luận sinh khắc với hào an tĩnh và hào phát động khác trong quẻ chính để phán đoán cát hung v.v.
Còn có một số Dịch hữu, tuy có hứng thú đối với tượng đoán lục hào, nhưng chỉ biết bề ngoài mà không nắm được bản chất, hoàn toàn không hiểu lý là gì, tượng là gì, kết hợp hữu cơ lý tượng như thế nào, vì vậy, khi tiến hành thủ tượng đoán quẻ, họ không rơi vào tình trạng lan man thì cũng không biết bắt đầu thủ tượng từ đâu, không biết cách tiếp cận như thế nào.
Bên cạnh giới thiệu các kiến thức liên quan, trong sách còn đưa ra hàng loạt ví dụ thực tế để làm nghiệm chứng cho nội dung được trình bày, hơn nữa, trong các ví dụ thực tế thủ tượng đoán quẻ, để làm nổi bật chủ đề, thông thường đều tập trung vào phân tích nội dung được trình bày, những nội dung liên quan đến các khía cạnh khác thì chỉ trình bày ngắn gọn. Tôi tin rằng, thông qua học tập các kiến thức liên quan và phân tích các ví dụ thực tế, độc giả có thể lĩnh hội được những kiến thức căn bản về Sinh, Khắc, Xung, Hợp, Không, Phá, Mộ, Tuyệt; lĩnh hội được cách ứng dụng tượng đoán lục hào; tiến hành trích xuất ý tượng của Sinh, Khắc, Xung, Hợp, Không, Phá, Mộ, Tuyệt; từ đó phán đoán được quá trình hoặc tình tiết của sự vật được dự đoán.
Do trình độ văn hóa của tôi có hạn, kinh nghiệm học Dịch cũng không sâu, nên trong sách khó tránh sai lầm, kính mong các Dịch hữu gần xa vui lòng chỉ bảo, tôi sẽ vô cùng cảm kích.
Lưu Xương Minh ở Lâm Lễ
Ngày lành giữa thu năm Đinh Hợi
MỤC LỤC GIÁO TRÌNH TƯỢNG ĐOÁN LỤC HÀO SƠ CẤP
CHƯƠNG 1: ĐỊA CHI TƯƠNG SINH TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
1. Quy tắc của địa chi tương sinh
2. Hào chủ sinh có thể tương sinh với hào khác
3. Hào chủ sinh không thể tương sinh với hào khác
4. Hào không thể được sinh
5. Cát hung của địa chi tương sinh
CHƯƠNG 2: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊA CHI TƯƠNG SINH
1. Thủ tượng ứng dụng của Nhật Nguyệt và hào tương sinh
2. Thủ tượng của hào và hào tương sinh
CHƯƠNG 3: ĐỊA CHI TƯƠNG KHẮC TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
1. Quy tắc của địa chi tương khắc
2. Hào chủ khắc có thể khắc hào khác
3. Hào chủ khắc không thể khắc hào khác
4. Hào bị khắc không bị khắc
5. Hào bị khắc có thể bị khắc
CHƯƠNG 4: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊA CHI TƯƠNG KHẮC
1. Thủ tượng ứng dụng của Nhật Nguyệt và hào tương khắc
2. Thủ tượng ứng dụng của hào và hào tương khắc
CHƯƠNG 5: ĐỊA CHI TƯƠNG XUNG TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
1. Một số hình thức của lục xung
2. Hàm nghĩa cát hung của tương xung
3. Phân biệt lục xung có xung mà không khắc và xung mà tương khắc
CHƯƠNG 6: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊA CHI TƯƠNG XUNG
1. Thủ tượng ứng dụng của Nhật thần xung hào
2. Thủ tượng ứng dụng của hào và hào tương xung
CHƯƠNG 7: ĐỊA CHI LỤC HỢP TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
1. Lục hợp có bảy tình huống
2. Cát hung và ý nghĩa của lục hợp
CHƯƠNG 8: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊA CHI LỤC HỢP
1. Thủ tượng ứng dụng của Nhật Nguyệt hợp hào trong quẻ
2. Thủ tượng ứng dụng của hào và hào tương hợp
CHƯƠNG 9: HÀO TƯỢNG TUẦN KHÔNG TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều kiện của Giả Không, Không hữu dụng
2. Điều kiện của Chân Không, Không vô dụng
3. Cát hung của Tuần Không
4. Ý nghĩa của lục thần Tuần Không
5. Ý nghĩa của hào vị Tuần Không
CHƯƠNG 10: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA HÀO TƯỢNG TUẦN KHÔNG
CHƯƠNG 11: HÀO TƯỢNG NGUYỆT PHÁ TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 12: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA HÀO TƯỢNG NGUYỆT PHÁ
Ý tượng của Nhật Nguyệt phá
CHƯƠNG 13: SINH VƯỢNG MỘ TUYỆT TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 14: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA HÀO MỘ KHỐ
Ý tượng của Mộ khố
Ý tượng của Mộ khố khi đoán quan tai họa sự
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán bệnh tật và sức khỏe cơ thể
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán tìm vật, bắt người
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán vận khí, bao gồm tài vận, quan vận v.v
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán chuyện có hai bên hợp tác, như ký kết hợp đồng, hợp tác đầu tư, hợp tác buôn bán v.v
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán gặp người, gặp quý nhân, nhờ lãnh đạo cấp trên xử lý việc
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán sự việc liên quan đến tiền bạc, kinh tế
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán tính cách của người, thái độ biểu hiện của người đó khi giải quyết sự việc v.v
Ý tượng của Mộ khố khi dự đoán phong thủy âm trạch, dương trạch
CHƯƠNG 15: CÁT HUNG CỦA TÙY QUỶ NHẬP MỘ DỰ ĐOÁN CÁC LOẠI SỰ VẬT
CHƯƠNG 16: TUYỆT XỨ PHÙNG SINH TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 17: THỦ TƯỢNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊA CHI GẶP TUYỆT
1. Ý tượng của dự đoán hôn nhân và tình cảm
2. Ý tượng của dự đoán công việc, sự nghiệp, công danh, cầu chức v.v
3. Ý tượng của dự đoán các phương diện xã hội khác
**********
CHƯƠNG 1: ĐỊA CHI TƯƠNG SINH TƯỜNG GIẢI VÀ ỨNG DỤNG
Địa chi tương sinh, tức kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Nghĩa gốc của tương sinh là ngũ hành của địa chi chủ sinh có vai trò sinh sản, xúc tiến, trợ trưởng v.v đối với ngũ hành của địa chi được sinh. Đối với ngũ hành của địa chi chủ sinh thì tương sinh là một loại biểu tượng của tiêu hao, tổn thất, tiết khí.
Nếu địa chi chủ sinh là Nhật Nguyệt thì không tồn tại khái niệm tiêu hao tổn thất, bởi vì Nhật Nguyệt là nguồn gốc sinh vượng của hào trong quẻ, không tồn tại lý luận vượng suy, cũng sẽ không vì vậy mà tiêu hao, tổn thất hoặc tiết khí.
Như hào Dụng thần trong quẻ thuộc Thân Dậu kim, nếu chiêm được ở ngày tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, thì gọi là Dụng thần được Nhật Nguyệt tương sinh, nhưng Nhật Nguyệt cũng không vì vậy mà giảm lực. Nếu trong quẻ có Thìn Tuất Sửu Mùi phát động, thì gọi là Dụng thần được hào động tương sinh, nhưng hào phát động có tượng bị tổn thất, tiêu hao, tiết khí.
Lại như hào Kỵ thần trong quẻ thuộc Tị Ngọ hỏa, nếu chiêm được ở ngày tháng Dần Mão, thì gọi là Kỵ thần được Nhật Nguyệt tương sinh vượng tướng, nhưng Nhật Nguyệt cũng không vì vậy mà giảm lực. Nếu trong quẻ có Dần Mão mộc phát động, thì gọi là Kỵ thần được hào động tương sinh, nhưng hào phát động có tượng bị tổn thất, tiêu hao, tiết khí.
Nguyên lý ngũ hành tương sinh của các địa chi khác đều luận như vậy, ở đây không tường giải từng trường hợp một. Ngũ hành địa chi tương sinh trong dự đoán lục hào có sự chế ước nhất định. Tức là, khi ứng dụng tương sinh của địa chi vào trong dự đoán lục hào, quy tắc và phạm vi tương sinh của nó không phải được thực hiện một cách tùy ý.
Giới thiệu quy tắc của địa chi tương sinh như sau:
1. QUY TẮC CỦA ĐỊA CHI TƯƠNG SINH
(1) Nhật Nguyệt có thể tương sinh với hào trong quẻ (bao gồm hào an tĩnh, hào phát động và hào biến ra).
(2) Hào phát động (bao gồm hào bị Nhật thần tương xung ám động) có thể tương sinh với hào động khác và hào an tĩnh.
(3) Hào biến ra có thể tương sinh với hào tự thân phát động.
(4) Phi thần ở trên Phục thần có thể sinh Phục thần.
(5) Hào trong quẻ không thể sinh Nhật Nguyệt.
(6) Hào an tĩnh không thể sinh hào động.
(7) Hào biến ra không thể tương sinh với hào ngoài hào động bản vị.
Phân biệt hào chủ sinh có thể sinh và không thể sinh:
2. HÀO CHỦ SINH CÓ THỂ TƯƠNG SINH VỚI HÀO KHÁC
(1) Hào chủ sinh là Nhật Nguyệt, hoặc đồng chi với Nhật Nguyệt.
(2) Hào chủ sinh vượng tướng, có Nhật Nguyệt, hào động sinh phù.
(3) Hào chủ sinh phát động hóa Tiến thần hoặc hóa hồi đầu tương sinh.
(4) Hào chủ sinh vượng tướng Tuần Không v.v, đều có năng lực tương sinh.
3. HÀO CHỦ SINH KHÔNG THỂ TƯƠNG SINH VỚI HÀO KHÁC
(1) Hào chủ sinh bị Nhật Nguyệt khắc, hào động khắc hưu tù, lại lâm Không hóa Không, gặp Nguyệt phá, động mà hóa Thoái thần, Tuyệt ở Nhật thần, nhập Mộ ở Nhật thần và hào động hay hào biến, không có năng lực tương sinh.
(2) Hào chủ sinh động hóa hồi đầu khắc, hóa Phá, hóa Tuyệt, hóa Không v.v, không có năng lực tương sinh.
(3) Nếu hào chủ sinh và hào tương hợp đồng thời phát động, thì là tham hợp quên sinh, hào chủ sinh không thể phát huy tác dụng, không có năng lực tương sinh.
(4) Hào chủ sinh phát động, nếu bị Nhật Nguyệt hợp cản trở, thì cũng không thể tương sinh với hào được sinh, nếu muốn tương sinh thì đợi lúc xung khai hợp thần mới có thể phát huy tác dụng.
Hào được sinh, cũng có thể phân biệt có thể được sinh và không thể được sinh.
4. HÀO KHÔNG THỂ ĐƯỢC SINH
(1) Hào được sinh nhập Mộ, gọi là trong Mộ khó sinh, phải đợi sau khi phá Mộ mới có cơ hội được sinh.
(2) Hào được sinh lâm Nhật Nguyệt phá, gọi là phá không được sinh, phải đợi lúc xuất phá lâm trị mới có thể được sinh.
(3) Hào được sinh Tuần Không, gọi là núp Không không được sinh, phải đợi lúc xuất Không xung Không mới có thể được sinh.
(4) Hào phục tàng, gọi là phục tàng không được sinh, phải đợi lúc xung Phi lộ Phục, Phục thần dẫn bạt (Phục thần được kéo lên) xuất hiện mới có thể được sinh.
Hào trong quẻ, ngoài các tình huống nói trên, thông thường đều có thể được sinh.
5. CÁT HUNG CỦA ĐỊA CHI TƯƠNG SINH
Phàm là Dụng thần, Nguyên thần, nếu gặp Nguyệt kiến tương sinh, Nhật thần tương sinh, hào động tương sinh, hào biến tương sinh, đều là hào cát lợi.
Phàm là Kỵ thần, Cừu thần, nếu gặp Nguyệt kiến tương sinh, Nhật thần tương sinh, hào động tương sinh, hào biến tương sinh, đều là hào không cát lợi.
Dụng thần, Nguyên thần sinh nhiều khắc ít, là có lợi. Kỵ thần, Cừu thần sinh nhiều khắc ít, là bất lợi.
Khi ứng dụng cụ thể vào dự đoán các loại sự vật, thì tiến hành xét rõ từng Dụng thần, Nguyên thần, Kỵ thần, Cừu thần v.v, xác định vượng suy của hào tượng, căn cứ vào tình hình sinh khắc xung hợp để tiến hành thủ tượng phán đoán.