GIỚI THIỆU LỤC HÀO NGHI HOẶC CHỈ MÊ
Sau khi đọc sách của tôi, nhiều người cảm thấy bản thân tiến bộ rất nhanh, họ liên tục gọi điện hoặc gửi thư hỏi tôi có còn sách khác hay không. Thực ra tôi còn rất nhiều thứ muốn viết, nhưng bởi vì khá bận rộn nên trong thời gian ngắn không thể viết ra toàn bộ thành quả nghiên cứu dự đoán lục hào trong nhiều năm cho mọi người được, tôi phải dành thời gian viết từng chút một. E rằng phải mất vài năm mới có thể hoàn thành đầy đủ.
Tuy nhiên, để nâng cao trình độ dự đoán cho mọi người trong ngắn hạn, tránh tình trạng phải đi đường vòng, tôi đã dành thời gian chỉnh lý một số vấn đề rất dễ nhầm lẫn và mập mờ trong dự đoán lục hào, viết thành bản thảo, phụng hiến cho độc giả, hy vọng mọi người có thể có được một nhận thức rõ ràng thông qua cuốn sách này. Cuốn sách này vừa giải đáp các thắc mắc mà mọi người gặp phải trong quá trình học tập, vừa sửa chữa những quan điểm sai lầm cá biệt và bổ sung các phần còn thiếu sót trong những cuốn sách trước đây của tôi.
Để mọi người dễ học, trong sách này tôi đã sử dụng hình thức vấn đáp. Tuy rằng viết bằng hình thức vấn đáp, nhưng hoàn toàn không phải chỉ là giải đáp thắc mắc kiểu chắp vá, mà là trình bày sâu sắc xoay quanh các vấn đề chủ yếu nhất và dễ sai nhất trong dự đoán.
Trong hầu hết các giải đáp thắc mắc, tôi đã cố gắng bổ sung một số quái lệ để giúp cho mọi người hiểu rõ vấn đề. Do đó, cuốn sách này không viết cho người mới học. Bởi vì số trang có hạn, trong sách này sẽ không giải đáp chi tiết một số vấn đề cơ bản mà người mới học nhắc đến, bởi vì những vấn đề đó đã được tôi giới thiệu trong “Tế Thuyết Lục Hào Dự Trắc Học“, khi chưa nắm được thì có thể xem lại cuốn sách này.
MỤC LỤC LỤC HÀO NGHI HOẶC CHỈ MÊ
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN GIEO QUẺ
Câu hỏi 1: Trong dự đoán lục hào, người gieo quẻ là dự trắc sư hay là người xem?
Câu hỏi 2: Nên dùng đồng xu nào để gieo quẻ?
Câu hỏi 3: Khi gieo quẻ có cần liên tục nghĩ về sự việc muốn dự đoán hay không?
Câu hỏi 4: Khi gieo quẻ, đồng xu rơi xuống đất thì xử lý như thế nào?
Câu hỏi 5: Chỉ riêng một sự việc, có thể liên tục gieo quẻ đoán hay không?
Câu hỏi 6: Dự đoán lục hào chỉ có thể dùng hình thức gieo quẻ để trích xuất quái tượng?
Câu hỏi 7: Dự đoán lục hào có thể dùng thời gian, chữ số v.v để lập quẻ hay không?
Câu hỏi 8: Dự đoán lục hào có cần tham khảo hào từ để phán đoán hay không?
Câu hỏi 9: Trước khi gieo quẻ có cần rửa tay thắp nhang hay không?
Câu hỏi 10: Dự đoán lục hào có cần tu thân dưỡng tính hay không?
Câu hỏi 11: Dự đoán lục hào chủ yếu dựa vào lý luận hay linh cảm?
Câu hỏi 12: Làm sao mới có thể nhanh chóng nâng cao trình độ dự đoán?
Câu hỏi 13: Những cuốn sách lục hào cổ đại nào đáng để tham khảo?
Câu hỏi 14: Quẻ không thể khuyên là gì?
Câu hỏi 15: Có phải tại ngày Tý không thể gieo quẻ dự đoán?
Câu hỏi 16: Giờ Tý ban đêm gieo quẻ thì xác định ngày như thế nào?
Câu hỏi 17: Khi dự đoán xuyên quốc gia có cần đổi thời gian hay không?
Câu hỏi 18: Lục hào có thể dự đoán thông tin trước đây hay không?
Câu hỏi 19: Người tu đạo hỏi quẻ, dùng lục hào đoán có chính xác không?
CHƯƠNG 2: NHỮNG THẮC MẮC VỀ LỤC HÀO CƠ SỞ
Câu hỏi 1: Thiên can có công dụng gì trong dự đoán?
Câu hỏi 2: Quái thân có công dụng gì trong dự đoán lục hào?
Câu hỏi 3: Thần sát có hữu dụng trong dự đoán lục hào hay không?
Câu hỏi 4: Mới học đoán quẻ cần phải bắt đầu như thế nào?
Câu hỏi 5: Nạp âm có hữu dụng trong dự đoán lục hào hay không?
Câu hỏi 6: Hiện tượng quẻ sai đoán đúng lý giải như thế nào?
Câu hỏi 7: Thế nào là xem việc này ứng việc khác?
CHƯƠNG 3: NHỮNG THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN HÀO ĐỘNG
Câu hỏi 1: Xem quẻ độc tĩnh, quẻ độc phát như thế nào?
Câu hỏi 2: Tạo thành tam hợp cục cần điều kiện gì?
CHƯƠNG 4: NHỮNG THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN NĂM THÁNG NGÀY GIỜ
Câu hỏi 1: Khi Dụng thần là thổ Nguyệt kiến xung thì có phải Nguyệt phá?
Câu hỏi 2: Trường hợp nào mới là ám động?
Câu hỏi 3: Nhật hợp là cản trở có phân biệt hào động và hào tĩnh không?
Câu hỏi 4: Hào bị Nguyệt kiến hợp có phải cũng luận là cản trở?
Câu hỏi 5: Thái Tuế có hữu dụng trong dự đoán hay không?
Câu hỏi 6: Thời thần (giờ) có hữu dụng khi dự đoán không?
CHƯƠNG 5: GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG DIỆN CHỌN DỤNG THẦN
Câu hỏi 1: Dự đoán về giành giải thưởng thì lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 2: Làm hộ chiếu và visa thì lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 3: Cho thuê nhà, bán nhà thì lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 4: Dự đoán về cát hung của hàng xóm thì lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 5: Dự đoán về con dấu bị mất lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 6: Dự đoán về hành lý bị mất thì lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 7: Lục hào xạ phúc lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 8: Dự đoán chìa khóa lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 9: Dự đoán kính đeo mắt lấy cái gì làm Dụng?
Câu hỏi 10: Dự đoán bưu kiện lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 11: Dự đoán sách gửi qua bưu điện lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 12: Dự đoán tình hình học tập lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 13: Dự đoán máy vi tính lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 14: Dự đoán đồ cổ lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 15: Đấu thầu lấy cái gì làm Dụng thần?
Câu hỏi 16: Dự đoán cầu y vấn dược thì lấy Tử Tôn làm Dụng thần ư?
CHƯƠNG 6: NHỮNG THẮC MẮC VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG ĐẶC THÙ TRONG LỤC HÀO
Câu hỏi 1: Trong tình huống nào thì hào Tử Tôn là tượng giải ưu?
Câu hỏi 2: Quẻ ở tình huống nào là quá vượng?
Câu hỏi 3: Dụng thần hữu căn vô căn là gì?
Câu hỏi 4: Lý giải Phục thần dưới Không dễ dàng xuất hiện như thế nào?
Câu hỏi 5: Trong quẻ xuất hiện vô tình là gì?
Câu hỏi 6: Đại tượng sinh khắc luận cát hung là gì?
TRÍCH ĐOẠN TRONG “LỤC HÀO NGHI HOẶC CHỈ MÊ”
Câu hỏi 4: Mới học đoán quẻ cần phải bắt đầu như thế nào?
Đáp: (1) Trước tiên phải đánh dấu hào Không Vong, hào Nguyệt phá và hào ám động để tham khảo khi phán đoán, sau đó bắt đầu tìm Dụng thần.
(2) Sau khi đã xác định được Dụng thần, bước tiếp theo là xem ảnh hưởng của Nhật Nguyệt đối với Dụng thần ra sao? Bởi vì Nhật Nguyệt là căn bản (gốc rễ), Dụng thần có căn hay không, căn có bị hoại hay không? Đều dựa vào ảnh hưởng của Nhật Nguyệt đối với Dụng thần để nhận định.
(3) Nếu trong quẻ có hào động thì lại phải xem ảnh hưởng của hào động đối với Dụng thần. Hào động thường báo trước xu thế và quá trình phát triển phức tạp của sự vật.
(4) Xoay quanh Dụng thần khi phán đoán, kết hợp với hào vị, lục thần, mười hai trạng thái trường sinh v.v, tổng hợp phán đoán.
(5) Nếu không có hào động thì phải xem ảnh hưởng của hào vượng tướng đối với Dụng thần.
Dưới đây xin đưa ra hai quái lệ cụ thể, hy vọng thông qua hai ví dụ này, mọi người sẽ có được một nhận thức sơ bộ về trình tự đoán quẻ.
Ví dụ 1: Ngày Nhâm Dần tháng Mão, một người dự đoán công ty sẽ phát triển ra sao sau khi mình trở thành tổng giám đốc? Được Trạch Lôi Tùy.
Sau khi một quẻ xuất hiện, trước tiên phải tìm ra hào Nguyệt phá, hào Không Vong và hào phục tàng, để khi đoán quẻ lấy đó làm căn cứ phán đoán cát hung và tình tiết, nếu không thì có thể không xem được cái gì, sẽ bỏ lỡ rất nhiều tình tiết, thậm chí có khi bởi vì không nhìn thấy Nguyệt phá và Không Vong của hào mà ảnh hưởng đến cát hung thành bại của sự việc. Ảnh hưởng của Nguyệt phá và Không Vong đối với hào là rất lớn, nhất là khi lâm Dụng thần, Nguyên thần và Kỵ thần, phải suy xét những ảnh hưởng này, như vậy mới có thể nắm bắt được cát hung thành bại của sự vật.
Nếu Nguyệt phá và Không Vong lâm một hào không liên quan đến phán đoán thì có thể bỏ qua.
Xem quẻ này, trước tiên chúng ta có thể thấy hào 5 Quan Quỷ Dậu kim là Nguyệt phá, hào Thế Thê Tài Thìn thổ là Không Vong, Nguyên thần Tử Tôn Ngọ hỏa bất thượng quái. Sau khi tìm ra những điều kiện này, chúng ta cần phải xem lấy hào nào làm trung tâm triển khai để phán đoán, đây chính là tìm Dụng thần trong lục hào.
Nếu Dụng thần lưỡng hiện thì cần tập trung sự việc phán đoán vào một hào trong đó, hào còn lại dùng để tham khảo. Liên quan đến điểm này, mọi người có thể tham khảo chương Dụng thần lưỡng hiện trong “Tế Thuyết Lục Hào Dự Trắc Học”. Lấy quẻ này làm ví dụ, trong quẻ Thê Tài lưỡng hiện, phải lấy Thê Tài Thìn thổ lâm Không Vong trì Thế làm Dụng thần.
Suy vượng của Dụng thần, trước tiên đánh giá từ ảnh hưởng của Nhật Nguyệt đối với Dụng thần, Dụng thần hỷ được Nhật Nguyệt sinh phù tỉ trợ, Nhật Nguyệt là căn (gốc rễ), Dụng thần được một trong Nhật Nguyệt sinh phù tỉ trợ là có căn, Nhật Nguyệt không sinh phù tỉ trợ Dụng thần nhưng cũng không khắc Dụng thần thì Dụng thần mặc dù hưu tù nhưng không hoại căn, nếu được hào động trong quẻ đến sinh, không có khắc tiết, thì đoán cát, nếu Nhật Nguyệt đều khắc Dụng thần, Dụng thần là vô căn, nếu Dụng thần không tự thân phát động hóa hồi đầu sinh, thông thường đều xem là hung, quẻ này Dụng thần Thê Tài Thìn thổ bị Nhật Nguyệt khắc chế là vô căn.
Đây là quẻ tĩnh, Dụng thần không động mà hóa hồi đầu sinh, Dụng thần hoàn toàn không có sức sống. Quẻ không có hào động, hào vượng tướng có thể sinh phù hào hưu tù, cũng có thể khắc chế hào hưu tù. Hào sinh phù Dụng thần là Nguyên thần Tử Tôn Ngọ hỏa phục tàng. Còn hào Huynh Đệ Dần mộc khắc chế Dụng thần thì được Nhật Nguyệt tỉ trợ, vượng mà khắc Dụng thần. Do đó, nếu muốn hỏi sau này công ty phát triển ra sao thì khẳng định là không tốt. Thê Tài hưu tù lại Không Vong, cho thấy kinh tế cực kỳ nguy hiểm, nguy hiểm tại thời gian nào, đây chính là phán đoán ứng kỳ.
Phán đoán ứng kỳ, phải tổng hợp phân tích xoay quanh Dụng thần và hào động có ảnh hưởng đối với Dụng thần. Phán đoán các loại ứng kỳ, tham khảo chương ứng kỳ trong sách khác do tôi viết. Quẻ này không có hào động, mọi phán đoán xoay quanh Dụng thần, Nhật Nguyệt khắc Dụng thần, nhưng Dụng thần nằm ở Không Vong, đây là gặp Không tạm thời khó khắc, nhưng một khi xuất Không sẽ bị khắc, công ty sẽ đối mặt phá sản. Bởi vì quẻ này là quẻ tĩnh, biểu thị sự phát triển cát hung của sự vật không phải là chuyện ngày một ngày hai, do đó thông thường dùng tháng để phán đoán ứng kỳ, hiện tại là tháng Mão, tháng sau chính là tháng Thìn, tháng Thìn vừa đúng là tháng Dụng thần xuất Không. Do đó tháng Thìn e rằng sẽ đối mặt nguy cơ phá sản. Quẻ thông thường phán đoán ra cát hung và ứng kỳ thì coi như đã hoàn thành nhiệm vụ dự đoán, nếu muốn đi sâu hơn thì cũng có thể phán đoán các tình tiết khác.
Hào Thế và hào 5 tương hợp, hào 5 là hào vị lãnh đạo, hào Thế đi sinh hợp hào 5 là thông tin bản thân anh ta muốn đi làm tổng giám đốc công ty, bản thân nghĩ đến vị trí đó. Thế lâm Chu Tước Không Vong, Chu Tước thông thường là nói, bàn luận, nhưng gặp phải Không Vong, đa số sẽ xuất hiện kết quả tương phản. Chứng tỏ người này ăn nói kém, nói không nên lời. Hào 5 Quan Quỷ Nguyệt phá, lại Tuyệt ở Nhật, tương hợp với hào Thìn thổ Không Vong, biểu thị người ban đầu ở vị trí lãnh đạo đã tiêu vong. Hào 5 lâm Trình Xà, Trình Xà chủ chết, chứng tỏ lãnh đạo ban đầu đã chết. Chết như thế nào nhỉ? Quan Quỷ Dậu kim bị mộc (Mão) đến xung phá, lại Tuyệt ở mộc (Dần), lâm Trình Xà, Trình Xà là dây thừng, hào 5 là cổ. Mộc cộng với Trình Xà khi bất lợi đối với Dụng thần thường là treo cổ tự tử.
Tình hình thực tế, nguyên tổng giám đốc của công ty đã treo cổ tự tử bởi vì công ty nợ nần chồng chất. Sau khi bản thân người xem kế nhiệm thì cũng không thay đổi được cục diện của công ty, đến tháng Thìn thì công ty đã không thể duy trì, đành phải tuyên bố phá sản.