LỜI TỰA BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP
Duyệt xong bản thảo Dịch Hồn, mặc dù tôi đã có một chút nhận thức nông cạn đối với “Bát quái dự trắc pháp”, nhưng chẳng vội vàng bàn luận, trái lại nảy sinh ý định muốn thử xem sao. Giờ Tuất ngày 4 tháng 10 năm Bính Tý, tôi mang theo vợ đến bệnh viện thăm viếng một nữ bệnh nhân họ Tưởng, lúc gặp mặt, do tâm động mà lập quẻ, được Tổn biến Di:
Đoán: Người bị bệnh vùng bụng ở mùa thu, đã tốn kém 2700 tệ, Cấn thổ bị Đoài tiết, nhược mà bị vượng mộc khắc, lại chủ không có sinh phù, đại hung, ứng nghiệm ở ngày thứ 47. Nói với vợ, vợ không cho là đúng, tôi cũng hoài nghi điều này. Bởi vì khi đó khí sắc của người bệnh bình thường, chỉ có chứng khó chịu ở vùng bụng, hơi trướng bụng một chút, chứng chán ăn v.v, bác sĩ hóa nghiệm nhiều lần cũng không thể chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, đến ngày 22 tháng 11, vợ nhận được điện thoại nói rằng bệnh nhân đó đã chết ở rạng sáng cùng ngày. Đoán vừa khớp 47 ngày! Sự thực khiến tôi không thể không kinh ngạc về sự thần kỳ của Dịch Hồn. Bởi vì phương thức lập quẻ và tư duy đoán quẻ của ví dụ này đều sử dụng “Bát quái dự trắc pháp” được trình bày trong sách. Sau đó, thường dựa vào phương pháp này để luyện tập, cũng liên tiếp ứng nghiệm.
Bát quái dự trắc pháp là một phương pháp dự đoán cổ phác (phong cách cổ xưa) giản dịch, lấy thời gian hoặc vật tượng lập quẻ, lấy tượng và số của quẻ thu được kết hợp ngũ hành sinh khắc để tiến hành đoán quẻ. Nói nó cổ phác, là bởi vì nó trực tiếp lấy quái tượng và quái số để đoán quẻ, có tính nguyên thủy và tính trực giác, đôi khi thậm chí vừa xem đã hiểu ngay, buột miệng nói ra chuẩn xác không sai (chẳng hạn như ở ví dụ trên, Cấn là 7, là chỉ (dừng), là dĩ nội (trong vòng, trong khoảng), Chấn là 4, cho nên đoán là 47, vừa xem đã hiểu ngay); nói nó giản dịch, là bởi vì nó cổ phác mà không tối nghĩa, thông tục dễ hiểu, nó không câu nệ cổ pháp, không cần phải lấy cỏ thi hoặc đồng tiền và trải qua một trình tự lập quẻ phức tạp, thậm chí có thể không cần người xin đoán cung cấp thông tin cụ thể như sinh thần bát tự v.v, mà là “quái do tâm sinh, tùy tâm sở dục”, là một phương pháp dự đoán kiểu chủ động. Phương pháp này chủ trương “đại đạo chí giản”, “phản phác quy chân”. Nó chỉ trung thành với phản ánh của quái tượng, đem tượng, số, lý nấu chảy tại một lò tiến hành khảo sát toàn phương vị, từ đó tìm ra vị trí tọa độ của sự vật hoặc người ở trong loại ký hiệu này. “Dịch Hồn” đã trình bày thấu triệt kiến thức cơ bản về “Bát Quái Tượng Số Dự Trắc Pháp”, đồng thời giảng giải kèm theo hàng loạt ví dụ thực tế, khiến độc giả vừa nhìn là hiểu, vừa học là biết, điều này tương đối mới mẻ trong biển sách dự đoán hiện này.
Hơn nữa, điều hiếm thấy là Hoàng Giám đại sư ở trong sách đã hoàn toàn không che giấu tư duy đoán quẻ của mình, đã nói rõ linh hồn của Dịch, chắc chắn có ý nghĩa dẫn dắt đặc biệt đối với việc khai ngộ tư duy của người cùng sở thích dự đoán, nhất là người mới học. Trong sách đề xuất “pháp ngoại vô pháp, pháp vô định pháp”, quan điểm thoạt nhìn có vẻ như mâu thuẫn, nhưng vẫn dựa vào nhau mà tồn tại ở trong thể thống nhất mâu thuẫn như vậy, đồng thời lại xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình dự đoán. “Pháp ngoại vô pháp” là chỉ lập quẻ, đoán quẻ có cách thức và tính quy luật nhất định; “pháp vô định pháp” lại chỉ tính quy luật của nó không phải nhất thành bất biến, không phải công thức hóa một cách máy móc, mà là “vi đạo dã lũ thiên” (đạo luôn luôn biến thiên). “Đạo” là quy luật vận động của sự vật, “thiên” là sự vận động của quy luật. Do đó, trong sách nhấn mạnh, lập quẻ không nên rập theo một khuôn khổ, bạn quen dùng phương thức nào thì dùng phương thức đó, thông tin sẽ hiển hiện theo tập quán của mỗi người. Dựa trên quan điểm này, tác giả mạnh dạn chỉ ra rằng, sai lầm bản thân cũng là một loại thông tin một loại duyên phận, nên đã sai theo sai, nếu người dự đoán biết sai liền sửa, trái lại sẽ uốn cong thành thẳng, mất đi thời cơ nắm bắt thông tin, kết luận thu được cũng sẽ là sai lầm. Đây là phép biện chứng duy Dịch vận dụng linh hoạt trong dự đoán học. Đối với nghiên cứu phép biện chứng duy Dịch, Hoàng Giám đại sư không những có trình độ lý luận rất sâu, mà còn đạt được thành quả to lớn trong thực tiễn dự đoán, khiến cho người đời vô cùng chú ý. “Bát quái dự trắc pháp” của ông sáng tạo sẽ làm cho dự đoán học cổ xưa bước lên một giai đoạn phát triển mới.
Mấy lời dông dài trên đây là nhận thức mà tôi thu được từ trong bản thảo, là ý kiến của bản thân đối với “Bát quái dự trắc pháp”. “Dịch Hồn” giản đơn mà uyên bác, các độc giả cần hiểu rõ đạo lý của nó trong quá trình đọc và luyện tập.
Tăng Hỷ Đạt
MỤC LỤC BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP
CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN VỀ CHU DỊCH
1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHU DỊCH
2. BÁT QUÁI LÀ VÔ TỰ THIÊN THƯ GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN CỦA VẠN SỰ VẠN VẬT TRONG VŨ TRỤ
3. BỐN ĐẠI PHÁP QUÝ GIÁ CỦA CHU DỊCH
DỊCH LÝ
1. Kinh Dịch có ba đại pháp tắc
2. Kinh Dịch có ba đại nguyên tắc
3. Kinh Dịch có ba đại lý luận tinh hoa
DỊCH TƯỢNG
1. Thái cực
2. Hào
3. Bát quái
4. Tượng của bát quái
5. 64 quẻ
6. Chủng loại của bát quái
DỊCH SỐ
1. Số là quy luật vận mệnh
2. Dịch số là gốc rễ của Dịch
3. Chủng loại của Dịch số
DỊCH CHIÊM
1. Quy luật khách quan của sự phát triển sự vật quyết định kết quả tất nhiên của sự phát triển sự vật
2. “Bát Quái Tượng Số Dự Trắc Pháp” là tổ của vạn pháp
3. Dự đoán dựa vào chính con người
4. Bát Quái Tượng Số Dự Trắc Pháp chỉ được xây dựng trên cơ sở lý luận tượng
5. Pháp giản dịch, bình phác là pháp nguyên thủy, pháp thượng thừa của Kinh Dịch
6. Nhìn tượng đoán quẻ, đại đạo chí giản
7. Muốn chiêm bốc chuẩn xác thì phải tu đạo xây đức
4. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG DỊCH HỌC
QUAN ĐIỂM HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Âm dương đối lập
2. Âm dương hỗ căn
3. Âm dương tiêu trưởng
4. Âm dương chuyển hóa
5. Trong dương có âm, trong âm có dương
6. Đồng tính tương xích, dị tính tương hấp
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1. Khái niệm cơ bản về học thuyết ngũ hành
2. Nội dung cơ bản về học thuyết ngũ hành
5. TƯ DUY DỊCH HỌC
CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP
1. KHÁI LUẬN VỀ BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP
2. QUÁI SỐ CHU DỊCH, NGŨ HÀNH SINH KHẮC, NGŨ HÀNH BÁT QUÁI
3. PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ QUẺ CHÍNH, QUẺ HỖ, QUẺ BIẾN VÀ SỐ CỦA HÀO ĐỘNG
4. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUẺ
LẬP QUẺ THEO THỜI GIAN
LẬP QUẺ DỰA VÀO HIỂN THỊ CỦA VẠN VẬT HOẶC TƯỢNG SỐ TƯƠNG ỨNG VỚI VẠN VẬT Ở MỘT THỜI GIAN NÀO ĐÓ
5. HỌC THUYẾT THỂ DỤNG
6. THỦ TƯỢNG BÁT QUÁI
7. LOẠI TƯỢNG VẠN VẬT CỦA BÁT QUÁI
8. TƯỢNG TRƯNG CỦA 64 QUẺ
CHƯƠNG 3: TƯ DUY SUY ĐOÁN CỦA BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP
1. ĐẠI ĐẠO CHÍ GIẢN, PHÁP VÔ ĐỊNH PHÁP
2. PHƯƠNG THỨC TƯ DUY BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP
3. QUAN SÁT QUÁI TƯỢNG, TRỰC TIẾP XEM QUẺ BIỂU THỊ
4. PHÂN BIỆT THỂ DỤNG VÀ QUÁI KHÍ SUY VƯỢNG
5. TRỰC TIẾP DỰA VÀO TÊN NGỤ Ý CỦA MỖI QUẺ TRONG 64 QUẺ ĐỂ SUY ĐOÁN
6. KHI ĐOÁN QUẺ NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC THÊM VÀO Ý NIỆM CHỦ QUAN CÁ NHÂN
7. TẬN KHẢ NĂNG KHAI THÁC LƯỢNG THÔNG TIN CHỨA TRONG QUÁI TƯỢNG
8. SUY ĐOÁN CON SỐ
9. ĐỨC CÔNG TỊNH TU, NÂNG CAO NGỘ TÍNH
CHƯƠNG 4: VÍ DỤ THỰC TẾ DỰ ĐOÁN SỰ VẬT
1. DỰ ĐOÁN LỢI ÍCH KINH TẾ
2. DỰ ĐOÁN DOANH THU
3. DỰ ĐOÁN THẮNG THUA CỦA CHƠI BÀI
4. DỰ ĐOÁN THI ĐẤU
5. DỰ ĐOÁN VẬT BỊ MẤT
6. DỰ ĐOÁN CÁT HUNG CỦA XE CỘ
7. DỰ ĐOÁN TÌM NGƯỜI
8. DỰ ĐOÁN CÁT HUNG CỦA NHÂN VẬT
9. DỰ ĐOÁN AN NGUY CỦA NHÂN VẬT
10. DỰ ĐOÁN XUẤT HÀNH
11. DỰ ĐOÁN ĐIỂM SỐ KHẢO HẠCH
12. DỰ ĐOÁN HÔN NHÂN
13. DỰ ĐOÁN KHÁC
CHƯƠNG 5: BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ ĐOÁN ĐỜI NGƯỜI
1. BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP CÓ THỂ DỰ ĐOÁN ĐỜI NGƯỜI NHANH VÀ CHÍNH XÁC
2. HỌ TÊN HÀM CHỨA SỐ LÝ ĐỜI NGƯỜI VÀ THÔNG TIN SINH MỆNH
3. DÙNG BÁT QUÁI CÓ THỂ DỰ ĐOÁN THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỜI NGƯỜI
4. DÙNG BÁT QUÁI DỰ ĐOÁN ĐỜI NGƯỜI CẦN PHẢI NẮM VỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
5. VÍ DỤ THỰC TẾ DÙNG BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ ĐOÁN ĐỜI NGƯỜI
VÍ DỤ THỰC TẾ DÙNG SỐ NÉT HỌ TÊN ĐỂ LẬP QUẺ
VÍ DỤ THỰC TẾ LẤY THỜI GIAN LẬP QUẺ
VÍ DỤ THỰC TẾ DÙNG VẬT TƯỢNG LẬP QUẺ
TỪ QUẺ ĐOÁN SỰ VIỆC ĐOÁN RA CUỘC ĐỜI
CHƯƠNG 6: BÁT QUÁI TƯỢNG SỐ DỰ TRẮC PHÁP CHẨN BỆNH TRỊ TẬT, TIÊU TAI GIẢI NẠN, TRẠCH CÁT
1. CHẨN BỆNH TRỊ TẬT
2. TIÊU TAI GIẢI NẠN
3. TRẠCH CÁT THỜI